Da bé bị khô sần, đỏ và ngứa: Mẹ ơi, đừng lo!

Da bé bị khô sần, đỏ và bong tróc từng mảng là tình trạng thường gặp vào mùa đông. Da bị khô sần kèm theo ngứa ngáy sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Do vậy, mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây của yoosunmebe.vn nhé!

da-be-bi-kho-san
Da bị khô sần kèm theo ngứa ngáy sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Vì sao bé bị khô da?

Theo các chuyên gia sức khỏe, da bé bị khô và sần là điều rất bình thường, nhất là trong giai đoạn 4 năm đầu đời. Có rất nhiều tác nhân khiến da bé bị khô và và sần như:

    • Cấu trúc da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng mỏng manh, nhất là khi lớp thượng bì chưa hình thành nên da bé chưa thể bảo vệ khỏi tình trạng mất nước.
    • Da bé bị khô vào mùa đông là do sự chênh lệch của nhiệt độ và độ ẩm trong không khí.
    • Các yếu tố môi trường như khói bụi, nắng gió, vệ sinh kém hay dị ứng cũng là nguyên nhân khiến da bé bị khô.
    • Da bé bị khô sần và kích ứng bởi các yếu tố như bột giặt, nước xả vải, chất liệu quần áo.
    • Ngoài ra, da bé sơ sinh bị khô bong tróc cũng có thể do bị kích ứng vớ dầu massage hoặc kem dưỡng da.

Các vùng da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị khô sần

Có 3 vùng da trên cơ thể trẻ nhạy cảm nhất, tiếp xúc với môi trường nhiều nhất nên dễ bị khô sần và bong tróc nhất gồm:

– Da mặt: Đây là vùng da mỏng manh nhất trên cơ thể của bé, do vậy chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương cho làn da. Nhất là vào mùa đông, 2 bên gò má của trẻ rất dễ bị khô ráp, sần sùi, căng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém và thường chà xát vào mặt vì ngứa. Nếu tình trạng da bị nẻ lâu ngày sẽ là nguyên nhân chính gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

– Da chân: Da chân, nhất là gót chân là khu vực dễ bị khô và bong tróc nhất. Vùng da này cũng ít khi được mẹ chăm sóc cẩn thận, khi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, da chân của bé sẽ bị khô, đỏ, nứt nẻ, thậm chí có thể bị chảy máu nếu không điều trị kịp thời.

– Da lưng: Đây là khu vực trên cơ thể tiếp xúc với nước nóng nhiều nhất khi tắm nên rất dễ xảy ra tình trạng da bé bị khô sần. Do vậy, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm vừa đỏ, không ngâm người cho bé quá lâu sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da.

cac-vung-da-tre-hay-bi-kho-san
Da mặt là vùng da mỏng manh nhất trên cơ thể của bé, do vậy chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương cho làn da

 

Những điều nên và không nên làm khi da bé bị khô nẻ

Dưới đây là những việc các mẹ nên và không nên làm khi da bé bị khô sần:

Nên:

  • Nên tắm cho bé bằng nước đun sôi để nguội nhằm hạn chế thành phần clo có trong nước làm khô da bé.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ để nuôi dưỡng da tốt hơn.
  • Sử dụng dầu tắm hoặc kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, có khả năng giữ ẩm cho da nhưng không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Giữ không khí trong phòng của bé đủ ẩm. Nếu không khí khô quá, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Nên đeo bao tay, tất chân cho bé vào những ngày lạnh.
  • Sử dụng xà phòng và nước xả quần áo dành riêng cho bé.

Không nên:

  • Không nên tắm cho trẻ quá lâu hoặc quá nhiều. Chỉ nên tắm 2-3 lần/tuần, những ngày khác mẹ chỉ cần vệ sinh lau mình cho bé, mỗi lần tắm chỉ kéo dài khoảng 10 phút.
  • Không nên tắm cho bé bằng nước quá nóng sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
  • Không sử dụng quạt sưởi để tắm cho bé, nhiệt độ quá cao sẽ khiến da bé bị khô sần nghiêm trọng hơn.
khong-nen-tam-nhieu-khi-da-be-bi-kho-san
Không nên tắm nhiều khi da bé đang bị khô sần

Công thức thiên nhiên đặc trị tình trạng da bé bị khô sần

Vậy bé bị khô da phải làm sao? Nên bôi gì khi da bé bị khô? Các chuyên gia sức khỏe cho biết, khô da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là bệnh lý, do vậy mẹ có thể bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ bằng các phương pháp đơn giản sau:

+ Mật ong: Mật ong có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé luôn khỏe mạnh. Cách thực hiện như sau: Trộn 2 thìa cà phê mật ong với 3 thìa cà phê sữa tươi không đường. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bé bị khô sần rồi thoa đều hỗn hợp lên. Để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch.

+ Dầu dừa: Dầu dừa được xem là “thần dược” trị khô nẻ và ngứa da vô cùng tuyệt vời dành cho bé. Không chỉ dưỡng ẩm cho da, làm dịu da, dầu dừa còn có khả năng ngăn chặn tình trạng da nhiễm khuẩn hiệu quả. Mẹ chỉ cần sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bé bị khô nẻ và để yên trong 20 phút. Cuối cùng rửa sạch bằng nước là được.

+  Dầu ôliu: Ngoài ra, mẹ cũng nhỏ vài giọt tinh dầu ôliu vào nước tắm của bé cũng giúp tình trạng da khô nẻ thuyên giảm nhanh chóng.

+ Củ đậu: Hàm lượng nước phong phú trong củ đậu sẽ giúp dưỡng ẩm, cung cấp nước và làm giảm tình trạng khô da ở trẻ hiệu quả. Mẹ chỉ cần thoa nước ép củ đậu nên vùng da bé bị khô sần và để khoảng 20 phút. Cuối cùng rửa sạch mặt với nước mát là được.

+ Dầu hạt hướng dương: Dầu hạt hướng dương rất giàu axit béo thiết yếu nên có tác dụng giữ ẩm cho da rất tốt. Làn da của bé sẽ bớt khô sần, trong bóc và trở nên mềm mại hơn nếu mẹ thoa tinh dầu hạt hướng dương đều đặn cho bé mỗi ngày.

dau-hat-huong-duong-tri--da-kho-san
Dầu hạt hướng dương rất giàu axit béo thiết yếu nên có tác dụng giữ ẩm cho da rất tốt.

Dấu hiệu cần đưa trẻ bị khô da đi khám ngay

– Bé bị khô da kèm theo các mảng đỏ. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị mắc chứng chàm bội nhiễm.

– Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu nứt nẻ hoặc sưng phù nghiêm trọng.

– Chứng khô da ở trẻ có thể chuyển biến thành bệnh vảy cá với biểu hiện là xuất hiện các lớp vảy chồng lên nhau.

Việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng da bé bị khô sần tuy cho hiệu quả nhất định nhưng dễ gây nhờn rít và bít tắc lỗ chân lông. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho da của bé, mẹ nên sử dụng sản phẩm kem Yoosun Baby. Với các thành phần tự nhiên Avocado oil, calendula oil, Bisabolol and ginger extract, sweet almond oil, zinc oxid, Tocoferyl acetat, D-panthenol, , Allantoin, kem Yoosun Baby không chỉ thân thiện với làn da mỏng manh của bé mà còn làm giảm nhanh tình trạng da khô sần, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy.

Với kem Yoonsun Baby, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé bởi sự an toàn, khả năng giữ ẩm tốt mà không gây nhờn dính. Mẹ chỉ cần thoa một lớp kem mỏng sau khi làm sạch da bé và để các dưỡng thấm sâu vào trong da. Không chỉ giảm ngứa, dưỡng ẩm, làm mát và dưỡng da mềm mịn mà còn có khả năng ngăn ngừa, làm dịu hăm tã; giảm mẩn ngứa và sưng tấy do côn trùng cắn, muỗi đốt; kích thích lên da non và phục hồi vùng da bị tổn thương…

Để biết thêm thông tin chi tiết về kem Yoosun Baby, mẹ vui lòng liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được bác sĩ tư vấn và giải đáp.

One thought on “Cách trị kê cho trẻ sơ sinh tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

  1. Pingback: nhận biết mụn kê ở trẻ sơ sinh - potpeng

Comments are closed.