Hỏi về triệu chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hỏi:

Chào dược sĩ, em mới sinh con lần đầu nên chưa có kinh nghiệm chăm sóc em bé. Mấy hôm nay, da của bé Na nhà em bị mẩn đỏ và hơi sưng nên. Bé quấy khóc, bỏ bú nên em rất lo lắng. Em đã thử bôi phấn rôm mà không thấy đỡ, mong được dược sĩ tư vấn sớm.

Thu Trang – Hà Nội

Đáp:

Chào Trang! Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục Mẹ hỏi – Yoosun đáp

Có thể nói, hăm tã ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là với những mẹ trẻ lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm chăm sóc bé.

Nguyên nhân và triệu chứng của hăm tã ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng mỏng manh, dễ bị kích ứng, đặc biệt là với những loại tã bỉm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hoặc do mẹ lâu thay tã cho con, để nước tiểu quá đầy trong bỉm sẽ thấm ngược trở lại da bé, những thành phần trong nước tiểu sẽ khiến da bé bị mẩn ngứa, viêm nhiễm. Do đó, mẹ nên chú ý vấn đề thay tã, bỉm cho bé trong một khoảng thời gian nhất định để bé không gặp phải hiện tượng trên.

ham da nang
Da đỏ và dát là dấu hiệu bị hăm da nặng

Thông thường hăm da có nhiều cấp độ, trong đó chia ra cấp độ nhẹ, vừa và nặng:

– Hăm da cấp độ nhẹ: Da chỉ hơi đỏ và căng da hơn  

– Hăm da cấp độ vừa: Da bắt đầu mẩn đỏ đậm hơn và hơi dát một chút

– Hăm da cấp độ nặng: Da đỏ nhiều và bắt đầu có dấu hiệu sưng, đau rát

Theo như mô tả của bạn, da của bé đã mẩn đỏ và hơi sưng thì con đã bị khá nặng, nhưng bạn lại dùng thêm phấn rôm sẽ gây bít lỗ chân lông, càng làm tăng tình trạng hăm tã hơn. Chính vì vậy bé mới khóc và bỏ bữa bì đau rát quá.

Cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Để chữa hăm tã cho bé nhanh nhất, bạn không nên đóng bỉm cho bé nữa. Nên lau rửa cho bé nhẹ nhàng sau đó thấm khô bằng khăn bông và bôi kem Yoosun Baby. Đây là một loại kem chuyên dành cho bé bị hăm tã có chiết xuất từ các loại tinh dầu như: tinh dầu bơ, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu hạnh nhân, vitamin E, vitamin B5 và một số chất kháng viêm, kháng khuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh, giúp bé nhanh hết hăm tã và cực kì an toàn. Nhớ là để thoáng mát sau khi bôi kem chứ không nên đóng bỉm nhé.

em be
Nên để em bé không mặc quần trong vài tiếng một ngày

Bên cạnh đó, để ngăn hăm tã lặp lại, bạn nên chú ý thay tã cho bé 2 tiếng/lần, vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi bé đi ngoài nặng, nhất là với các bé nữ. Một ngày nên để mấy tiếng cho bé không mặc gì cho thoáng mát và thoải mái.

Trên đây là những thông tin dành cho mẹ Thu Trang về hăm tã ở trẻ sơ sinh. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho cả các mẹ lần đầu có em bé mà chưa biết cách chăm sóc làn da của bé.