Nguyên nhân gây tái phát hăm da ở trẻ và cách xử lý

Hỏi

Chào dược sĩ, bé nhà em được 1 tuổi, từ lúc sinh ra, bé thường bị hăm da và hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại. Nhiều lúc còn bị nứt da nên bé đau và khóc rất dữ. Vậy cho em hỏi nguyên nhân nào khiến tình trạng hăm da tái phát và phải làm gì để chấm dứt hiện tượng này. Em xin cảm ơn.

(Hà Vi – Nha Trang)

Đáp

Chào Hà Vi, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục Mẹ hỏi- Yoosun đáp. Chúng tôi xin giúp bạn trả lời câu hỏi như sau:

Nguyên nhân gây tái phát hăm da ở trẻ

Việc mặc bỉm cho trẻ mà không thay thường xuyên là nguyên nhân chính khiến nước tiểu, phân dính vào da bé trong một khoảng thời gian vài tiếng cũng đã khiến da bé bị kích ứng và dễ dàng bị hăm da, nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể bị nứt da và sưng đỏ ở vùng bẹn, mông, bộ phận sinh dục.

mac bim chat
Mặc bỉm chật cũng có thể khiến hăm da tái phát

Bên cạnh đó là việc vệ sinh không sạch sẽ cho bé hằng ngày ở các vùng nếp gấp như cổ tay, cánh tay, bẹn, cổ, đặc biệt là những bé bụ bẫm cũng gây hiện tượng hăm đỏ, thậm chí nứt da.

Nguyên nhân thứ 2 gây hăm tã bị tái phát là do mẹ mặc bỉm quá chật khiến da bị bí, không thoát ẩm được ra ngoài khiến nước tiểu, mồ hôi thấm ngược vào da bé.

Nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả thì hiện tượng này sẽ ngày càng nặng hơn, khiến bé đau rát, khó chịu. Bởi vậy, việc chăm sóc cơ thể bé phải cẩn thận và thường xuyên 2 tiếng /lần đối với vùng đóng bỉm và 1 ngày/lần đối với các vùng nếp gấp, có thể thoa kem chống hăm sau khi vệ sinh xong để chống tái phát hăm da.

Cách chấm dứt hiện tượng hăm da ở trẻ nhanh và an toàn

Để giúp làm lành các vết hăm ở cổ, vùng nếp gấp trên cơ thể bé, bộ phận sinh dục, mông, bẹn bố mẹ có thể áp dụng một số cách làm dưới đây:

– Tắm cho trẻ bằng lá trầu không, lá chè khô pha đặc, lá khế giúp da se lại và bớt hăm.

– Sử dụng kem trị hăm tã từ thiên nhiên: Yoosun Bayby có chiết xuất từ các loại tinh dầu thiên nhiên giúp trị hăm da nhanh chóng và an toàn. Chỉ cần rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô và bôi một lớp kem mỏng, ngày bôi 2 -3 lần.  

– Không nên tắm cho bé bằng sữa tắm có chất tạo bọt, chất tạo mùi, hóa chất gây kích ứng da khiến tình trạng hăm da nặng hơn.

– Không đóng bỉm, mặc tã khi bé đang trong quá trình điều trị hăm da

tam la trau
Mẹ nên sử dụng lá trầu không để lau rửa cho bé khi bị hăm da

Nếu bé có tình trạng nặng như: có mủi, viêm da, lở loét thì nên đưa bé tới bác sĩ để được điều trị bằng thuốc và có những lời khuyên tốt nhất.

Đặc biệt, để hăm da không còn là nỗi ám ảnh của bé và nỗi lo của mẹ, các bạn nên “bỏ túi” một số kinh nghiệm ngăn hăm da tái phát dưới đây:

+ Thay tã, bỉm 2 – 4 tiếng/lần cho bé dù mặt chưa bẩn hay ướt

+ Khi vệ sinh da nên dùng nước ấm, lau nhẹ nhàng, sau đó lau khô da mới mặc tã mới.

+ Không sử dụng xà phòng thơm, khăn ướt có mùi thơm chứa hóa chất gây kích ứng da

+ Một ngày nên để cho bé “nude” ít nhất vài tiếng

Trên đây là một số lời khuyên dành cho chị Hà Vi cũng như các mẹ đang có con nhỏ, hy vọng nó sẽ giúp các chị phần nào trong việc chăm sóc làn da mỏng manh của bé một cách tốt nhất.

Mọi thắc mắc về sản phẩm Yoosun Baby xin gọi về tổng đài 1800 1125 để được nghe dược sĩ tư vấn.