Top 5 cách trị hăm dân gian cho trẻ được các mẹ tin dùng nhất

Cách trị hăm dân gian luôn được các mẹ tin tưởng lựa chọn vì vừa hiệu quả vừa an toàn, lành tính và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị hăm tã cho trẻ, và dưới đây là 5 cách được nhiều mẹ tin dùng nhất.

Vì sao trẻ dễ bị hăm tã?

Một nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) cho biết, hăm tã là chứng bệnh thường gặp và phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có tới gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã. Dù không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng hay gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng hăm tã lại gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe và sự phát triển ở trẻ như trẻ khó chịu, cáu gắt, biếng ăn, khóc đêm, sụt cân…

cach-tri-ham-dan-gian
Có tới gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã.

Nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ là do làn da của bé quá mỏng manh và nhạy cảm đã không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như nước tiểu hay phân. Hăm tã cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người trẻ còn ẩm ướt nhưng mẹ đã vội quấn tã. Ngoài ra, hăm da còn do một số nguyên nhân khác như: tã lót không sạch sẽ, da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài…

Do vậy, muốn bảo vệ an toàn cho làn da của trẻ, việc quan trọng nhất bố mẹ cần làm là tạo ra một lớp màng bảo vệ ngăn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, giúp đẩy lùi tình trạng hăm tã.

Tổng hợp 5 cách trị hăm dân gian hiệu quả nhất

Dưới đây là tổng hợp 5 cách trị hăm dân gian hiệu quả nhất, mẹ có thể tham khảo và sử dụng khi con bị hăm tã:

1. Cách trị hăm bằng dầu dừa

Tại sao nên dùng dầu dừa trị hăm cho bé? Với thành phần chính là vitamin E, dầu dừa có tác dụng làm lành vết thâm trên da nhanh chóng, bao gồm cả hăm tã.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1-2 thìa cà phê dầu dừa.
  • 1 miếng vải chống thấm.

Cách thực hiện:

  • Tắm và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm rồi lau khô người cho bé bằng khăn mềm.
  • Đặt bé nằm xuống, lót một miếng vải chống thấm.
  • Thoa dầu dừa lên vùng da bị hăm tã và để khoảng 15 -20 phút.
  • Cuối cùng, mẹ rửa sạch lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
  • Với cách trị hăm dân gian bằng dầu dừa, mẹ có thể áp dụng 2-3 lần/ngày để đạt kết quả tốt nhất.
cach-tri-ham-dan-gian-bang-dau-dua
Với thành phần chính là vitamin E, dầu dừa có tác dụng làm lành vết thâm trên da nhanh chóng, bao gồm cả hăm tã.

Lưu ý:

  • Mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thoa dầu dừa lên vùng da bị hăm tã của trẻ.
  • Ngoài cách thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị hăm, mẹ có thể pha dầu dừa vào nước tắm của trẻ cũng có công dụng trị hăm tã hiệu quả.
  • Chọn mua dầu dừa ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo là dầu dừa nguyên chất, không lẫn tạp chất gây hại cho da bé.
  • Nếu trẻ bị hăm tã lâu ngày, mẹ cần kiên trì bôi trong thời gian dài sẽ có hiệu quả.

2. Cách trị hăm bằng lá khế

Lá khế có tính mát nên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian trị bệnh hăm tã, rôm sảy và dị ứng ở trẻ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nắm lá khế xanh (không quá già, không quá non và không sâu).
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Lá khế rửa sạch rồi cho vào ngâm trong nước muối pha loãng 30 phút.
  • Vớt lá khế ra cho ráo nước rồi cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối.
  • Hòa tan lá khế giã nát với 1 lít nước.
  • Dùng khăn xô lọc bỏ bã khế, lấy phần nước khế.
  • Đặt phần da bị hăm tã vào chậu nước khế rồi dùng tay massage nhẹ nhàng.
  • Tiếp đó, dùng khăn bông mềm lau khô vùng da vừa rửa với nước lá khế.
  • Để cách trị hăm dân gian bằng lá khế đạt kết quả tốt nhất, mẹ nên thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi ngày.

3. Cách trị hăm bằng chè khô

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 0,5 lạng chè khô.

Cách thực hiện:

  • Đun nóng 1 lít nước, cho chè khô vào hãm trong 10 phút.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của trẻ.
  • Dùng khăn sạch thấm nước chè khô rồi thoa lên các vùng da bị hăm tã của bé.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày, tình trạng hăm tã ở trẻ sẽ thuyên giảm rõ rệt.
cach-tri-ham-dan-gian-bang-che-kho
Chè khô trị hăm cho trẻ hiệu quả

4. Cách trị hăm bằng trà xanh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá trà xanh có chứa chất lyzozym có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn và trị hăm da hiệu quả. Đặc biệt, chất polyphenol được tìm thấy trong trà xanh có khả năng diệt khuẩn và chống oxy hóa, giúp làm lành các tổn thương nhanh chóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 lạng lá trà xanh.
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh, ngâm trong nước muối 20 phút.
  • Vớt lá trà xanh ra cho ráo nước rồi cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước.
  • Đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Để nước trà xanh còn hơi ấm thì mẹ dùng nước này để rửa các khu vực bị hăm tã cho con.
  • Cuối cùng, lau khô vùng da vừa rửa và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ.
  • Mẹ nên áp dụng cách trị hăm dân gian bằng lá chè xanh cho bé từ 2-3 lần/ngày.

5. Cách trị hăm bằng lá trầu không

Trị hăm tã bằng lá trầu không cũng được rất nhiều mẹ tin dùng. Không chỉ có hoạt tính kháng sinh mạnh, lá trầu không mà còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả với ất nhiều loại nấm khác nhau.

Nguyên liệu cần có:

  • 4 lá trầu không.
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 30 phút.
  • Cho lá trầu không vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước trong 10 phút.
  • Vệ sinh vùng da bị hăm, dùng khăn sạch thấm nước lá trầu rồi thoa lên vùng da này.
  • Thực hiện đều đặn 3-4 lần/ngày và liên tục trong 4 ngày, tình trạng hăm tã sẽ thuyên giảm rõ rệt.
cach-tri-ham-dan-gian-bang-la-trau-khong
Không chỉ có hoạt tính kháng sinh mạnh, lá trầu không mà còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả với ất nhiều loại nấm khác nhau.

Hướng dẫn xử trí đúng cách khi trẻ bị hăm tã

Trong quá trình áp dụng cách trị hăm dân gian cho trẻ, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và cho trẻ uống thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi được sự cho phép của bác sĩ. Thay vào đó, mẹ nên học ngay một số cách xử trí khi trẻ bị hăm tã dưới đây:

– Không nên đóng tã/bỉm cho bé cả ngày, chỉ nên đóng ban đêm để mẹ và bé ngủ ngon.

– Lựa chọn tã/bỉm có chất lượng tốt, thông thoáng và có khả năng thấm hút cao.

– Thỉnh thoảng nhấc mông của trẻ lên cho thông thoáng khí.

– Không dùng khăn ướt vệ sinh cho bé. Thay vào đó, nên sử dụng khăn mềm rồi thấm vào nước ấm sau đó lau rửa nhẹ nhàng cho bé. Cuối cùng dùng khăn khô thấm lau sạch.

– Mẹ cần giữ vệ sinh bàn tay sạch sẽ mỗi khi thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ.

Cách phòng ngừa hăm tã cho trẻ

Để phòng ngừa hăm tã cho trẻ hiệu quả, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thay tã thường xuyên cho bé, tránh để làn da của trẻ tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu.
  • Chỉ nên sử dụng tã vải với chất liệu 100% cotton, mềm mại, không hóa chất, khô thoáng và an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ bằng nước ấm sau mỗi lần thay tã.
  • Hạn chế việc ngâm quần áo, khăn sữa, khăn tắm của bé trong nước xả vải khi bé bị hăm tã.
  • Không nên dùng các loại sữa tắm, xà phòng quá mạnh, nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em.
phong-ngua-ham-ta-cho-tre
Thay tã thường xuyên cho bé, tránh để làn da của trẻ tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu.

Bên cạnh việc sử dụng các cách trị hăm dân gian ở trên, mẹ có thể tham khảo và sử dụng kem Yoosun Baby. Kem Yoosun Baby được rất nhiều bà mẹ tin dùng để loại bỏ chứng hăm tã cho con vì có độ an toàn cao. Với các thành phần chính Avocado oil, calendula oil, Bisabolol and ginger extract, sweet almond oil, zinc oxid, Tocoferyl acetat, D-panthenol,  Allantoin, kem Yoosun Baby giúp ngăn ngừa và làm dịu vết hăm tã; kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình lên da non ở các vùng da bị tổn thương; dưỡng ẩm, làm mát, dưỡng da mềm mịn….

Để biết thêm thông tin chi tiết về kem Yoosun Baby, mẹ vui lòng liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được bác sĩ tư vấn và giải đáp.