Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị tốt nhất

Viêm da tiết bã là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Viêm da tiết bã khiến trẻ ngứa ngáy và khó chịu, đáng nói nếu không điều trị đúng cách và kịp thời còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Viêm da tiết bã gây ra các vảy nhờn, có màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Bệnh này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và rất dễ điều trị. Viêm da tiết bã trẻ em không phải là triệu chứng của một bệnh lý nào.

viem-da-tiet-ba
iêm da tiết bã gây ra các vảy nhờn, có màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ.

Hầu hết viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh diễn ra từ khi trẻ được 2 – 10 tuần tuổi vì đây là thời điểm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất. Thông thường, từ 8-12 tháng tuổi, viêm da tiết bã sẽ hết, nhưng cũng có thể tái phát trở lại khi bước vào độ tuổi dậy thì. Do vậy, bố mẹ cần chú ý những dấu hiệu trên da của bé ở vùng đầu mặt, nách, gáy, bẹn, sau vành tai trong khoảng thời gian trên để có cách điều trị sớm.

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh?

Hiện nay, vẫn có kết luận chính thức về việc nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh như: Các hormone được truyền từ mẹ sang con trước khi sinh. Những hormone này có thể làm tăng hoạt động sản xuất bã nhờn trong tuyến dầu và nang lông.

Một yếu tố khác là do nấm men có tên gọi malassezia phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn. Viêm da tiết bã trẻ em hoàn toàn không lây nhiễm và không phải do việc vệ sinh kém.

nguyen-nhan-gay-viem-da-tiet-ba
Hiện nay, vẫn có kết luận chính thức về việc nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết viêm da tiết bã trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm da tiết bã gồm có:

  • Xuất hiện các mảng tróc hoặc vảy dày ở trên da đầu
  • Da đầu nhờn hoặc khô, bị bao phủ bởi các mảng gàu vàng và trắng.
  • Các mảng da bong ra.
  • Có thể xuất hiện hiện tượng ửng đỏ.
  • Các vảy tương tự ở đầu có thể thấy ở lông mày, tai, mũi và vùng bẹn.

Viêm da tiết bã nhờn trẻ sơ sinh: Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ khi gặp phải trường hợp sau:

  • Đã áp dụng nhiều cách điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh nhưng không thành công.
  • Các mảng gàu lan rộng ra mặt và khắp người bé.

Viêm da tiết bã có nguy hiểm không?

Tuy viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ làn da của trẻ. Do vậy, bố mẹ cần theo dõi sát sao và có giải pháp xử lý kịp thời khi trẻ bị viêm da tiết bã.

viem-da-tiet-ba-co-nguy-hiem-khong
Viêm da tiết bã gây ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ làn da của trẻ

Cách chữa viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã ở trẻ thường không cần phải điều trị y tế. Viêm da tiết bã sẽ tự khỏi trong khoảng vài tháng. Trong thời gian này, mẹ hãy gội đầu 1 lần/ngày cho trẻ bằng dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, sau đó chải nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm để vảy từ từ bong ra.

Nếu việc vệ sinh và gội đầu hàng ngày không hiệu quả, mẹ có hỏi ý kiến bác sĩ. Rất có thể bác sĩ sẽ kê đơn một loại dầu gội có chứa chất kháng nấm. Mẹ lưu ý, tuyệt đối không tự y sử dụng các loại kem chống nấm khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Các loại dầu gội có chứa chất axit salicylic cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh vì chúng có thể được hấp thụ qua da.

Ngoài ra, để kiểm soát viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Dùng ngón tay hoặc khăn mền massage nhẹ nhàng da đầu của bé để vảy bong tróc ra, tránh chà xát mạnh.
  • Gội đầu cho trẻ bằng dầu gội mỗi ngày, trước khi xả nước nên dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng cho các mảng vảy bong ra.
  • Nếu vảy khó bong, mẹ hãy xóa vài giọt dầu khoáng hoặc dầu ăn lên da đầu của trẻ. Để khoảng 5-10 phút hoặc vài giờ sau đó chải và gội đầu cho bé như bình thường.
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ bằng các loại dưỡng ẩm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh.
  • Giữ cho vùng da bị viêm da tiết bã của trẻ được thông thoáng, hạn chế cọ xát hoặc cào gãi tránh làm da tổn thương.
cach-chua-viem-da-tiet-ba
Gội đầu cho trẻ bằng dầu gội mỗi ngày

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, các mẹ đã có thêm những kiến thức và cách chữa viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!