Trẻ bị chàm da: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mẹ có từng nghe tới bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa? Chàm da không chỉ đơn thuần gây ngứa ngáy khó chịu mà còn dẫn tới tình trạng viêm da khiến da khô sần và bong vẩy. Cùng Yoosunmebe.vn tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa trẻ bị chàm da qua bài viết sau đây các mẹ nhé!

Bệnh chàm da là gì?

Chàm da hay còn gọi là viêm da cơ địa, tên khoa học là eczema. Đây là tình trạng da bị viêm mãn tính, lâu dần da sẽ bị đỏ, khô, bong tróc vảy và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.

tre-bi-cham-da
Chàm da hay còn gọi là viêm da cơ địa, tên khoa học là eczema.

Một khảo sát cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh, trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%. Chàm da thường xuất hiện chủ yếu trong những năm tháng đầu đời của trẻ hoặc trước khi bé được 5 tuổi.

Bé bị chàm viêm da cơ địa thường được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bé mà chàm da sẽ nặng hay nhẹ hoặc cũng có thể bé bị chàm tái đi tái lại mãi không khỏi.

Dấu hiệu nhận biết bé bị chàm da

Dấu hiệu trẻ bị chàm da:

  • Da nổi đỏ thành từng mảng khô, da thường khô hơn vùng da bình thường và rất dễ bị viêm nhiễm.
  • Nến trẻ bị chàm da nặng, vùng da bị viêm sẽ đỏ hơn và chảy nước.
  • Vùng da bị nổi đỏ rất nhạy cảm và dễ kích ứng với xà phòng, bột giặt và nước hoa.
  • Ngứa ngáy khiến trẻ dùng tay gãi liên tục.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chàm da:

  • Chàm da thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, trán hoặc bé bị chàm da đầu.
  • Chàm da cũng có thể lan đến chân, tay, thậm chí là bé bị chàm khắp người.
  • Nếu bé bị chàm mãi không khỏi và kéo dài, vùng da bị tổn thương sẽ khô hơn, dày và sẫm màu hơn. Đây là hậu quả của việc gãi ngứa gây trầy xước và tổn thương da.
dau-hieu-tre-bi-cham-da
Chàm da thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, trán hoặc bé bị chàm da đầu.

Nguyên nhân nào khiến da bé bị chàm?

Trẻ bị chàm da do rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là các nguyên nhân chính:

– Do cơ địa cơ thể của mỗi trẻ.

– Hầu hết trường hợp da em bé bị chàm là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị chàm da thì nguy cơ trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn so với trẻ khác.

– Do rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết hay thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

– Trẻ mắc các bệnh lý về thận, viêm tai, suyễn, viêm gan, viêm mũi xoang, viêm đại tràng,…

– Do trẻ tiếp xúc với các đồ vật có khả năng gây dị ứng như quần áo, khăn, chăn màn; hoặc ăn các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như tôm, cua, cá biển.

– Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; chế độ ăn uống hàng ngày thiếu cân bằng, thiếu hụt các loại vitamin cần thiết và dư thừa các chất đạm…

nguyen-nhan-tre-bi-cham-da
Hầu hết trường hợp da em bé bị chàm là do yếu tố di truyền.

Bé bị chàm phải làm sao?

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó khi thấy trẻ bị chàm da, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc “tự làm bác sĩ” của con không những không khiến tình trạng bệnh thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó trong quá trình điều trị, bố mẹ cần tham khảo cách chăm sóc da dưới đây khi bé bị chàm da cơ địa, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng bé bị chàm tái đi tái lại nhiều lần:

Tắm và giữ ẩm

+ Nên tắm rửa sạch sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước ấm vừa phải, tốt nhất nên sử dụng nước đun sôi để nguội.

+ Sau khi tắm xong nên lau người cho bé khô bằng khăn bông mềm. Tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem làm mềm lên da bé.

+ Không nên tắm cho bé bằng nước quá nóng vì sẽ khiến da của trẻ khô nhanh hơn.

+ Không sử dụng xà phòng để tắm gội cho bé, đồng thời không để bé ngâm người trong nước xà phòng.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-cham-da
Nên tắm rửa sạch sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước ấm vừa phải

Giữ da luôn mát mẻ

+ Khi trẻ bị chàm da, bố mẹ nên mặc cho bé quần áo làm bằng chất liệu cotton, mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

+ Không mặc cho trẻ quần áo len hoặc các chất liệu dễ gây kích ứng.

+ Không ủ hoặc nhiều quần áo cho bé khi thời tiết nóng.

Dùng xà phòng giặt quần áo

+ Nên sử dụng loại xà phòng dịu nhẹ, không mùi hoặc sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm.

+ Không nên sử dụng các chất làm mềm vải.

Ngăn trầy xước da

+ Đeo găng tay cho bé để tránh tình trạng gãi và chà xát liên tục gây tổn thương da.

+ Nếu trẻ ngứa quá không thể ngủ, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc để giúp bé ngủ ngon hơn.

Dùng nước lạnh

+ Khi trẻ bị chàm da sẽ xuất hiện các cơn ngứa bộc phát, lúc này mẹ hãy sử dụng bình nước lạnh áp lên vùng da bị ngứa sau đó thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm để giúp bé dễ chịu hơn.

Ngoài những cách hỗ trợ điều trị trẻ bị chàm da ở trên, trong dân gian còn rất nhiều phương pháp chữa chàm da cho trẻ như: Bé bị chàm bôi dầu dừa, trẻ bị chàm bôi hồ nước. Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp dân gian truyền miệng, chưa được khoa học kiểm chứng nên bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

chuom-da-cho-be-bang-nuoc-lanh
Khi trẻ bị chàm da sẽ xuất hiện các cơn ngứa bộc phát, lúc này mẹ hãy sử dụng bình nước lạnh áp lên vùng da bị ngứa

Bé bị chàm tắm lá gì?

Khi bé bị chàm da và chàm sữa, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ có thể tắm cho bé bằng lá trầu không và lá chè xanh.

Lá chè xanh

Nhờ tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thực, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ và làm sạch da nên lá chè xanh có khả năng điều trị chàm da và chàm sữa hiệu quả.

– Nguyên liệu: 1 nắm lá chè xanh.

– Cách thực hiện: Rửa sạch lá chè xanh, ngâm trong nước muối pha loãng 20 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá chè vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội, bạn sử dụng khăn thấm nước chè xanh chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm, phần nước còn lại dùng để tắm cho bé. Tắm liên tục cho bé từ 1-2 tuần, tình trạng chàm da và chàm sữa sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Lá trầu không

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, chữa các bệnh lý ngoài da do vi nấm, vi khuẩn gây ra. Lá trầu không từ lâu cũng đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh chàm sữa, lở loét, vẩy nến, mụn nhọt, viêm da cơ địa, mẩn ngứa, mề đay, nước ăn chân ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

– Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không.

– Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối pha loãng 20 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Vò sơ qua rồi cho lá chè vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội, lấy khăn nhúng vào nước lá trầu không rồi chấm lên vùng da bị chàm sữa. Phần nước còn lại mẹ sử dụng để tắm cho bé. Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày để đạt kết quả tốt nhất.

be-bi-cham-tam-la-gi
Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, chữa các bệnh lý ngoài da do vi nấm, vi khuẩn gây ra

Lưu ý khi chữa chàm da và chàm sữa cho trẻ bằng cách tắm lá:

– Sử dụng lá chè xanh, lá trầu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng các loại lá loại lá sâu, chứa vi khuẩn, bụi bẩn, sâu bọ vì có thể khiến hiện tượng bé bị chàm nghiêm trọng hơn.

– Rửa sạch và ngâm thật kỹ lá chè xanh và lá trầu không.

– Không tắm lá trầu không, lá chè xanh cho bé khi vùng da của trẻ bị trầy xước, lở loét, mưng mủ hoặc rỉ máu.

– Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường sau khi tắm lá như chàm sữa lan rộng, tấy đỏ, trẻ quấy khóc, sốt, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

Bé bị chàm sữa có tiêm phòng được không?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nếu trẻ bị chàm da nặng kèm theo bội nhiễm, đang sử dụng thuốc Tây y điều trị, tốt nhất bố mẹ nên chờ đến khi kết thúc điều trị và ngừng sử dụng thuốc khoảng 3-5 ngày thì có thể đưa bé đi tiêm phòng được.

Trong trường hợp trẻ bị chàm nhẹ, không cần uống thuốc, chỉ sử dụng thuốc bôi làm dịu da, bố mẹ có thể đưa bé đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn.

Phòng ngừa trẻ bị chàm da bằng cách nào?

  • Tắm rửa, vệ sinh cho bé sạch sẽ hàng ngày.
  • Tắm cho bé bằng nước ấm khoảng 36-37 độ C.
  • Không sử dụng các sản phẩm có chứa xà phòng và hương liệu để tắm cho bé.
  • Khăn lau người cho bé được làm từ 100% cotton, khi lau người cần thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước da.
  • Vệ sinh phòng ngủ và nhà cửa sạch sẽ, tránh để bụi bẩn tích tụ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không sử dụng các loại nước xả vải và chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như trứng và một số loại cá.
  • Nên sử dụng kem dưỡng da  phù hợp để làm ẩm cho da bé ngay sau khi tắm xong.
phong-ngua-cham-da-cho-tre
Không sử dụng các sản phẩm có chứa xà phòng và hương liệu để tắm cho bé.

Kem Yoosun Baby có chứa các thành phần chính: Avocado oil, calendula oil, Bisabolol and ginger extract, sweet almond oil, zinc oxid, Tocoferyl acetat, D-panthenol, Allantoin giúp làm giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm, làm mát, dưỡng da mềm mịn; đồng thời kích thích lên da non ở các vùng da bị tổn thương.

Cách sử dụng rất đơn giản, khi trẻ bị chàm da, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm rồi thoa một lớp kem Yoosun Baby vừa đỏ. Mỗi ngày bôi đều đặn 2-3 lần không giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy mà con dưỡng ẩm cho da trở nên mềm  mịn hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về kem Yoosun Baby, mẹ vui lòng liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được bác sĩ tư vấn và giải đáp.

One thought on “Cách trị kê cho trẻ sơ sinh tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

  1. Pingback: nhận biết mụn kê ở trẻ sơ sinh - potpeng

Comments are closed.