Bật mí cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Nếu mẹ đang loay hoay tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Tất cả những thông tin rất bổ ích về hăm tã ở trẻ sơ sinh sẽ được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ chi tiết ngay dưới đây.

Hăm là gì?

Hăm là tình trạng viêm da ở các nếp gấp của da như cổ, nách, háng… Hiện tượng này rất phổ biến và thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhất là vào mùa hè.

Hăm tuy không truyền nhiễm nhưng lại gây khó chịu, ngứa ngáy, dễ khỏi nhưng cũng rất dễ tái phát. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, hăm có thể dẫn đến nhiễm trùng da thứ phát rất nghiêm trọng.

tri-ham-cho-tre-so-sinh
Hăm là tình trạng viêm da ở các nếp gấp của da như cổ, nách, háng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hăm tã

Khi bị hăm tã, làn da của trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Da ửng đỏ, màu đỏ nâu hoặc hồng.
  • Da thô, ngứa, có mùi hôi và nhiều mồ hôi.
  • Da bị nứt hoặc cứng hơn.
  • Có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti.

Các vị trí trên cơ thể hăm thường xuất hiện gồm có:

  • Mông.
  • Dưới vùng cổ.
  • Trong vùng nách.
  • Trong háng và ở xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Giữa ngón tay và ngón chân.
  • Giữa mép đùi bên trong.
dau-hieu-tre-so-sinh-bi-ham-ta
Da ửng đỏ, màu đỏ nâu hoặc hồng là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị hăm?

Để tìm được cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, trước hết mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây hăm ở trẻ sơ sinh. Theo thống có tới 80% số trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm là do mẹ mặc tã sai cách, trong đó gồm cả tã giấy và tã vải. Khi tã của bé bị bẩn hoặc ẩm ướt nhưng không được thay tã mới ngay và để bé phải mặc quá lâu, làn da của bé sẽ bị bí, ẩm ướt kéo dài và không được thông thoáng. Chính điều này đã  tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công làn da mỏng manh của bé, khiến các vùng vùng da này nổi mẩn đỏ và đau rát.

Bên cạnh đó, một số trẻ sơ sinh bị hăm còn do các mẹ lạm dụng phấn rôm khiến da của trẻ bị kích ứng với chất liệu của tã lót; do tã lót không sạch sẽ; bé bị tiêu chảy kéo dài; bé ăn thực phẩm mới hoặc do quấn tã quá chặt…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị hăm da ở trẻ sơ sinh:

– Trẻ đi tiểu nhiều lần, không được thay tã vào ban đêm.

– Trẻ đang uống thuốc kháng sinh hoặc mẹ của bé dùng thuốc kháng sinh.

– Trẻ có làn da nhạy cảm hoặc bị chàm bội nhiễm.

nguyen-nhan-khien-tre-so-sinh-bi-ham
Theo thống có tới 80% số trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm là do mẹ mặc tã sai cách

Cách điều trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Dưới đây là một số cách điều trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn ngay tại nhà, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Trước hết, muốn điều trị hăm ở trẻ sơ sinh nhanh chóng, mẹ cần quan tâm chú trọng đến vấn đề vệ sinh cho bé. Theo đó, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng tã và vùng kín cho bé bằng nước đun sôi để nguội, sau đó dùng khăn bông mềm thấm thật khô sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Khi vệ sinh mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da khiến bé bị đau.
  • Thường xuyên kiểm tra xem tã của trẻ có bị ướt hoặc bị bẩn hay không. nên thay tã cho bé thường xuyên, ít nhất khoảng 2-4 tiếng/ lần.
  • Hạn chế mặc tã cho trẻ, hoặc nếu có thể mẹ hãy để bé “nude” càng lâu càng tốt. Việc này giúp cho trẻ dễ chịu, làn da được thông thoáng và các khu vực bị hăm cũng mau lành hơn.
  • Chọn tã có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt và vừa vặn với trẻ.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng khăn ướt có mùi, khăn ướt chứa cồn để vệ sinh và lau cho bé rất dễ gây ra dị ứng.
  • Không dùng sữa tắm và xà phòng khi trẻ bị hăm vì sẽ khiến da bị kích ứng và tấy đỏ.
  • Một trong những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nữa mẹ cần lưu ý đó là mẹ nên rửa sạch tay trước khi thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ.
cach-dieu-tri-ham-cho-tre-so-sinh
Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng tã và vùng kín cho bé bằng nước đun sôi để nguội

Các loại thuốc chống hăm cho trẻ sơ sinh

Hiện nay trên thị trường có 4 loại thuốc bôi hăm cho trẻ sơ sinh, hoàn toàn khác nhau về thành phần và cách sử dụng:

1. Dạng kem, dạng nước và dạng lotion: Đây là các loại thuốc chữa hăm cho trẻ sơ sinh được bào chế theo dạng dầu trong nước nên có khả năng thẩm thấu vào da nhanh. Nhược điểm của các loại thuốc chống hăm này là do thành phần chủ yếu là nước nên các nhà sản xuất buộc phải đưa thêm một số tá dược hoặc chất bảo quản khác nên rất dễ gây kích ứng cho da của trẻ.

2. Dạng bột (phấn rôm): Rất nhiều mẹ lầm tưởng rằng thoa phấn rôm sau khi tắm sẽ giúp bé phòng ngừa được tình trạng hăm tã. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phấn rôm không những không bảo vệ được da của bé mà còn tạo điều kiện cho các chất thải bám vào da khiến trẻ bị hăm. Không chỉ vậy, phấn rôm còn chứa các chất tạo mùi rất dễ làm da trẻ bị kích ứng.

3. Dạng hồ: Loại thuốc chống hăm cho trẻ sơ sinh này có tỉ lệ dầu cao hơn nước nên rất khó thẩm thấu vào da đồng thời gây khó khăn cho mẹ khi vệ sinh cho bé.  

4. Dạng mỡ: Loại thuốc này được bào chế ở dạng nước trong dầu nhưng có tỷ lệ thích hợp nên rất khó hòa tan trong nước. Theo đó, thuốc có thể lưu lại trên da lâu hơn, từ đó tạo thành lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Hơn thế, thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh dạng mỡ cũng rất an toàn và lành tính, không chứa chất bảo quản và tạo mùi.

kem-chong-ham-cho-tre-so-sinh
Thoa kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Có nên sử dụng kem bôi chống hăm cho trẻ sơ sinh?

Có thể thấy, kem chống hăm cho bé sơ sinh luôn là một sản phẩm được rất nhiều các mẹ lựa chọn. Tuy nhiên việc có quá nhiều loại kem chống hăm khiến các mẹ không biết nên lựa chọn sản phẩm nào, không biết kem trị hăm nào tốt cho trẻ sơ sinh.

Theo các chuyên gia da liễu, việc lựa chọn và sử dụng kem chống hăm đúng cách sẽ giúp bảo vệ làn da của trẻ luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa hăm da hiệu quả. Điều quan trọng là các mẹ cần lựa chọn thật kỹ kem chống hăm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Đồng thời sử dụng kem chống hăm đúng cách theo hướng dẫn sau: Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần thoa kem chống hăm, dùng khăn mềm lau khô sau đó mới tiến hành bôi kem lên.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị hăm rất thường gặp và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thấy da trẻ xuất hiện 1 trong các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh càng sớm càng tốt:

  • Tình trạng hăm của trẻ không được cải thiện dù mẹ đã áp dụng cách điều trị hăm cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà.
  • Trẻ bị sốt.
  • Phồng rộp hoặc mưng mủ ở vùng da bị hăm.
  • Vùng da bị hăm tã chảy máu.
  • Chai cứng ở vùng da bị hăm.
  • Xuất hiện các đốm đỏ và tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ với một đường viền hình vỏ.
vung-da-ham-nghiem-trong
Nếu tình trạng hăm không được cải thiện, mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị

Cách chống hăm tã ở trẻ sơ sinh

Thay vì tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy phòng ngừa hăm cho trẻ bằng một số phương pháp dưới đây:

– Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, sau đó lau thật khô các vùng da trước khi mặc quần áo.

– Hạn chế đóng bỉm, tã cho bé.

– Thay tã hoặc bỉm cho trẻ thường xuyên, tránh tình trạng để quá lâu. Trung bình 1 ngày mẹ nên sử dụng 6-8 tã hoặc bỉm cho bé.

– Lau khô mồ hôi cho trẻ, nhất là ở những vùng da nhiều nếp gấp.

– Hạn chế tối đa việc sử dụng khăn giấy 1 lần vì sẽ làm khô da của trẻ.

– Không nên dùng các loại sữa tắm, xà phòng quá mạnh, nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em.

– Tránh mặc các quần áo làm bằng chất liệu nilon cho trẻ vì gây bí, khiến da không thể tiếp xúc với không khí.

– Sử dụng bột giặt dịu nhẹ để giặt tã vải cho trẻ.

– Hạn chế sử dụng nước xả vải khi giặt quần áo cho bé.

Các chuyên gia da liễu cho biết, vì da bé rất mỏng cho nên mẹ cần lưu ý khi chọn các loại kem trị hăm cho trẻ sơ sinh. Hiện nay, kem Yoosun Baby được rất nhiều các bà mẹ tin dùng vì chất lượng và độ an toàn cao. Kem Yoosun Baby có chứa các thành phần Avocado oil, calendula oil, Bisabolol and ginger extract, sweet almond oil, zinc oxid, Tocoferyl acetat, D-panthenol,  Allantoin giúp ngăn ngừa và làm dịu vết hăm tã; kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình lên da non ở các vùng da bị tổn thương; dưỡng ẩm, làm mát, dưỡng da mềm mịn….

yoosun-baby-tri-ham-da-o-tre-so-sinh
Hiện nay, kem Yoosun Baby được rất nhiều các bà mẹ tin dùng vì chất lượng và độ an toàn cao

Cách sử dụng rất đơn giản, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch vùng da bị hăm, lau khô rồi thoa một lớp kem Yoosun Baby vừa đủ. Mỗi ngày bôi 2-3 lần, tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về kem Yoosun Baby, mẹ vui lòng liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được bác sĩ tư vấn và giải đáp.